Sự khác biệt OKR & KPIs. Cách phối hợp 2 công cụ quản trị này một cách hiệu quả.
Có rất nhiều nhà quản trị đặt ra câu hỏi về sự khác biệt OKR & KPIs và cách áp dụng phù hợp của hai công cụ này.
OKR (Objectives and Key Results) và KPIs (Key Performance Indicators) là hai công cụ quản lý phổ biến được sử dụng bởi các công ty để đánh giá hiệu suất và đạt được mục tiêu chiến lược.
Có rất nhiều nhà quản trị đặt ra câu hỏi về sự khác biệt và cách áp dụng phù hợp của hai công cụ này. Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ mô tả những điểm khác biệt rõ rệt cần được hiểu rõ để áp dụng đúng trong môi trường bán lẻ.
1. Định nghĩa về OKRs và KPIs
OKRs tập trung vào việc định hướng mục tiêu tổng quát và các kết quả chính cần đạt được. Mỗi OKR thường gồm có một mục tiêu rõ ràng và các kết quả then chốt để đo lường tiến độ.
KPIs là một hệ thống chỉ số đo lường hiệu suất giúp theo dõi và đánh giá cụ thể các hoạt động hàng ngày. Các chỉ số này thường bao gồm các thông số định lượng như doanh số bán hàng, tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng mới, và mức độ hài lòng của khách hàng.
Ví dụ, trong một công ty bán lẻ, các mục tiêu OKR có thể là "Tăng trưởng doanh thu" và các kết quả then chốt có thể bao gồm "Tăng tỷ lệ khách hàng quay lại" và "Mở rộng thị trường mới." Với cách tiếp cận này, các công ty có thể tập trung vào những mục tiêu chiến lược cụ thể và tạo ra động lực mạnh mẽ để đạt được chúng.
Còn với KPI quan trọng trong bán lẻ có thể là "Tỷ lệ chuyển đổi" – số lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng so với số lượng khách hàng thực sự mua hàng. KPIs giúp các nhà quản lý nhận diện chính xác trạng thái hiện tại của doanh nghiệp và đánh giá tiến độ so với các mục tiêu cụ thể.
2/ Tính linh hoạt theo thời gian
Một điểm khác biệt quan trọng nữa là tính linh hoạt đối với thời gian. OKR thường được thiết lập cho một chu kỳ cụ thể, thuờng là hàng quý hoặc hàng năm, nhằm điều chỉnh hướng đi chiến lược của công ty.
Trong khi đó, KPIs có thể được theo dõi hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng để cung cấp thông tin kịp thời cho các quyết định điều hành.
3/ Sử dụng kết hợp OKR và KPIs
Một ứng dụng thực tế của sự kết hợp giữa OKR và KPIs trong ngành bán lẻ có thể là:
OKR: "Cải thiện trải nghiệm khách hàng" với các kết quả then chốt cụ thể như "Giảm thời gian chờ đợi tại quầy thanh toán xuống dưới 5 phút" và "Tăng điểm hài lòng của khách hàng lên 9/10."
KPIs: Để đạt được những kết quả này, công ty sẽ sử dụng các KPIs như "Thời gian chờ đợi trung bình tại quầy thanh toán" và "Điểm hài lòng khách hàng hàng tháng" để theo dõi tiến độ và điều chỉnh kịp thời.
Việc kết hợp cả OKR và KPIs một cách hợp lý và hài hòa sẽ giúp các công ty bán lẻ không chỉ đạt được mục tiêu chiến lược mà còn tối ưu hóa hiệu suất hoạt động hàng ngày.
OKR và KPIs không chỉ đơn thuần là các công cụ quản lý hiệu suất mà còn là bàn đạp quan trọng giúp các công ty bán lẻ đạt được thành công lâu dài. Sự khác biệt trong cách tiếp cận của chúng sẽ tạo ra một hệ thống quản lý linh hoạt và hiệu quả, cho phép các doanh nghiệp thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của thị trường.