Financial & Non-Fianancial Metric: Lựa chọn các thước đo tài chính và phi tài chính phù hợp trong quản trị doanh nghiệp
Thước đo tài chính giúp tổ chức đánh giá hiệu quả kinh doanh ở mức độ tài chính, trong khi thước đo phi tài chính cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố khác như dịch vụ khách hàng, quy trình nội bộ
Trong quá trình triển khai hệ thống Quản trị bằng mục tiêu, một số anh chị doanh chủ chia sẻ: Ngoài các KPIs về Kinh doanh như Doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lợi nhuận, giá trị khách hàng; thì họ khá loay hoay trong việc chọn các chỉ số, thước đo khác cho doanh nghiệp.
Để giải quyết việc này, đầu tiên chúng ta cần phải phân biệt được 2 loại thước đo (metric) chính trong vận hành doanh nghiệp đó là: Thước đo tài chính và phi tài chính. Đây là hai loại chỉ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của một tổ chức, doanh nghiệp.
Thước đo tài chính
Là những chỉ số dựa trên dữ liệu tài chính, thể hiện hiệu quả kinh doanh và tình hình tài chính của một tổ chức.
Ví dụ:
Doanh thu: Tổng doanh thu từ hoạt động bán hàng
.
Lợi nhuận ròng: Lợi nhuận sau khi trừ chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận: Lợi nhuận trên doanh thu.
Tỷ lệ nợ: Tỷ lệ giữa nợ phải trả và tổng tài sản.
Thước đo phi tài chính
Là những chỉ số không liên quan trực tiếp đến dữ liệu tài chính nhưng vẫn quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động.
Ví dụ:
Sự hài lòng của khách hàng: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng.
Chất lượng sản phẩm: Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hiệu suất lao động: Số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ hoàn thành trên mỗi nhân viên.
Tác động xã hội: Đánh giá ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng.
Theo nguyên tắc Balance Socrecard, để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, cần có một hệ thống các thước đo tập hợp thành một bộ chỉ số hoạt động theo 4 nhóm chính: Tài chính - Khách hàng - Quy trình vận hành và Học tập, phát triển năng lực cốt lõi của tổ chức.
Đó chính là lúc chúng ta cần phối hợp 2 loại thước đo này. Thước đo tài chính giúp tổ chức đánh giá hiệu quả kinh doanh ở mức độ tài chính, trong khi thước đo phi tài chính cung cấp cái nhìn sâu sắc về các yếu tố khác như chất lượng, dịch vụ khách hàng và hiệu suất nội bộ. Kết hợp cả hai loại thước đo giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn về hiệu suất hoạt động.
Như hình minh họa ở trên, bạn sẽ thấy được một bản đồ chiến lược toàn diện của một doanh nghiệp được chia thành 4 tầng Tài chính - Khách hàng - Quy trình vận hành và Học tập, phát triển năng lực cốt lõi của tổ chức.
Ở mỗi tầng, nhà quản trị sẽ lựa chọn ra các ưu tiên chiến lược của tổ chức.
Từ mỗi ưu tiên chiến lược, chúng ta sẽ bắt đầu xác định các chỉ số cần tác động, để duy trì, gia tăng hoặc giảm.
Cuối cùng, chúng ta xem xét từng mục tiêu của các chỉ số và đưa ra các dự án và kế hoạch hoạt động tương ứng để tác động vào từng chỉ số.